Quy trình trong sugarCRM

 

I. Lời mở đầu:

 Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì hầu hết những doanh nghiệp mới tiếp cận sugarCRM thường bối rối khi sử dụng sugarCRM.Không biết bắt đầu từ đâu,không biết bắt đầu từ module nào,và module đó để làm gì.

Nhận thức được vấn đề đó chúng tôi xin được phép đưa ra sơ đồ quy trình trong sugarCRM.Tương ứng trong mỗi giai đoạn của quy trình,chúng tôi có ghi kèm thêm tên module tương ứng trong sugarCRM với mục đích nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và sử dụng sugarCRM hiệu quả hơn

Để hiểu thêm về cách sử dụng mỗi module,xin vui lòng xem mục "Hướng dẫn sử dụng".Chúng tôi hướng dẫn chi tiết các thao tác bằng video clip kèm theo lời hướng dẫn.

Tùy theo quy trình nghiệp vụ của mỗi doanh nghiệp,chúng tôi sẽ tùy chỉnh quy trình này cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.Mọi thắc mắc hay góp ý vui lòng gửi cho chúng tôi ở mục "Hỏi đáp - Góp ý" hoặc email cho chúng tôi ở địa chỉ: contact@susasoft.com.

II. Cần xây dựng quy trình công việc rõ ràng trước khi ứng dụng CRM:
   Để triển khai thành công hệ thống CRM  chúng ta nên soạn thảo một chu trình quản lý khách hàng hiệu quả trên giấy tờ. Chu trình này đặt việc xác định, phân loại, lập mục tiêu và quan hệ tương tác với khách hàng trong một chuỗi các cơ sở thông tin liên tục, nhằm tạo ra những mối quan hệ sâu sắc hơn và tốt hơn với khách hàng. Chu trình cần phải thỏa mãn các yêu cầu “đúng”: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng lúc, đúng giá, đúng kênh phân phối, đúng thông điệp và đúng chi phí.

Tất nhiên, thỏa mãn các yêu cầu “đúng” đó không phải là việc dễ dàng. “Tại rất nhiều công ty, dữ liệu về khách hàng thường bị “chẻ nhỏ” và phân tán trong các phòng ban, trong các hệ thống lưu trữ khác nhau, vì thế  có rất ít khả năng tạo ra một bức tranh toàn cảnh về khách hàng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến công tác tiếp thị, làm tăng chi phí dịch vụ, mà còn làm giảm hiệu quả của kênh quan hệ khách hàng. Giải pháp cho vấn đề này là đưa tất cả dữ liệu về khách hàng tập trung về một nơi theo mô hình dữ liệu thống nhất”.

Bên cạnh đó, việc phân loại khách hàng thường xuyên, hay việc tìm hiểu khách hàng nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ít nhất cũng rất cần thiết, bởi dựa vào đó, công ty có thể vạch ra một chiến lược để duy trì và phát triển các khách hàng, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty, đồng thời loại bỏ các khách hàng không mang lại lợi nhuận.